Truy cập nhanh
Bệnh đốm đen vàng lá trên cây hoa hồng
Nấm Diplocarpon phát triển theo mùa dưới dạng sợi nấm, bào tử bào tử và bào tử trùng trong lá và cây gậy bị nhiễm bệnh. Vào mùa xuân trong điều kiện ẩm ướt, bào tử bào tử và bào tử bào tử sinh ra do gió và mưa tạt vào các mô lá mới mọc. Khi nhiễm bệnh, bệnh tiến triển từ những lá thấp nhất trở lên, gây ra hiện tượng rụng lá và các đốm đen trên lá.
Dấu hiệu nhận biết
Xuất hiện trên bề mặt lá cây hoa hồng, ban đầu có những vết loang nhỏ liti màu nâu hoặc đen sau đó phát triển loang to ra và xung quanh có những răng cưa mịn. Đường kính từ 0,5 – 1cm.
Bệnh thường xuất hiện trên những lá già trước, sau tới lá non, tiếp đến lan ra cả cây. Vết bệnh xuất hiện ở cả hai mặt lá. Khi bệnh nặng có thể dẫn đến vàng lá, rụng lá hàng loạt. Cây bị bệnh đốm đen vàng lá dẫn tới tình trạng kém phát triển, cây còi cọc hoặc ra hoa kém chất lượng.
Nguyên nhân gây ra bệnh đốm đen vàng lá
Bệnh đốm đen vàng lá xuất hiện ở nhiều loại cây trồng, bao gồm cả cây lương thực, rau màu tới cây ăn trái. Tuy nhiên, ở mỗi loại cây trồng tác nhân gây bệnh đốm đen vàng lá lại khác nhau. Ở cây hoa hồng do loại nấm có tên Diplocarpon là tác nhân chính gây ra bệnh trên cây hoa hồng ( Nguồn Wikipedia)
Nấm Diplocarpon phát triển theo mùa dưới dạng sợi nấm, bào tử bào tử và bào tử trùng trong lá và cây gậy bị nhiễm bệnh. Vào mùa xuân trong điều kiện ẩm ướt, bào tử bào tử và bào tử bào tử sinh ra do gió và mưa tạt vào các mô lá mới mọc. Khi nhiễm bệnh, bệnh tiến triển từ những lá thấp nhất trở lên, gây ra hiện tượng rụng lá và các đốm đen trên lá.
Cách phòng trừ bệnh đốm đen vàng lá trên cây hoa hồng
- Khi quan sát thấy vườn cây có dấu hiệu bị bệnh cần cách ly ngay những cây mang mầm bệnh. Thường xuyên cắt tỉa những lá xuất hiện bệnh và mang đi tiêu hủy để tránh lây lan.
- Nên tưới lượng nước phù hợp cho cây, không tưới quá nhiều tránh cây bị đọng nước trên lá. Tưới cây buổi sáng sớm, và hạn chế hoặc không nên tưới cây vào buổi chiều mát. Việc này khiến lá cây bị ướt qua đêm sẽ dễ gây mầm bệnh.
- Nên đặt cây hoa hồng ở vị trí có nhiều ánh nắng, từ 4h -8h mỗi ngày là tốt nhất. Ánh mặt trời có tác dụng giảm sự phát triển của nấm bệnh. Ngoài ra, sắp xếp lại vườn cây cho phù hợp cây cách cây từ 1 đến 2 mét. Tránh mầm bệnh dễ dàng lây lan chéo.
- Phun định kì các loại phân vi lượng tổng hợp có bổ sung sắt, mangan, đồng, kẽm. Tăng sức đề kháng sinh học cho cây.
- Bổ sung những loại phân bón hữu cơ lợi cho hệ vi sinh vật có lợi trong đất phát triển. Thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây khỏe mạnh.
Khắc phục tình trạng cây đã bị bệnh đốm đen vàng lá
Trong trường hợp cây đã bị bệnh đốm đen vàng lá cần can thiệp các loại thuốc hóa học. Ngăn chặn kịp thời lây lan mầm bênh ra cả khu vườn. Tuy nhiên những loại thuốc hoa học cũng có ảnh hưởng sấu tới môi trường, vì vậy bạn nên cân nhắc trước ki sử dụng.
Các loại thuốc phổ biến trị bệnh đốm đen vàng lá trên cây hoa hồng. COC85WP, Anvil 5SC, Manage 5WP, Kasura 47WP đa số các loại thuốc này đều có gốc Đồng (Cu) đồng Oxy Clorua. Ngăn chặn sự phát triển của tế bào nấm Diplocarpon.
Lời khuyên dành cho bạn
Bệnh đốm đen vàng lá trên cây hoa hồng thường xuyên xuất hiện vào mùa mưa và những ngày thời tiết mưa xong ngày nắng sẽ sinh ra nhiệt độ nóng, ẩm trong đất. Kết hợp với những giọt sương đọng trên lá là nguyên nhân dễ sinh ra nâm Diplocarpon. Khi bệnh lây lan rồi rất khó kiểm soát, vì vậy bạn nên thường xuyên phun phòng bệnh, hoặc bổ sung vi lượng cho cây theo định kì lặp lại mỗi tháng.
Xem thêm phân bón Active 95Pk khắc phục vàng lá đốm đen ở cây hoa hồng.
Một số hình ảnh hiện tượng trên lá cây hoa hồng bị bệnh