Cách xác định độ pH đất thích hợp trồng cây hoa hồng ngoại

Cách xác định độ pH đất thích hợp trồng cây hoa hồng ngoại

Bạn đã bao giờ thử đo xem độ pH đất trong chậu hồng nhà mình là bao nhiêu chưa? Bạn có biết vai trò của chỉ số này đối với việc trồng cây hoa hồng và sự phát triển và chất lượng hoa của cây hồng ngoại? Những chia sẻ sau đây Ecolafa sẽ giúp bạn hiểu rõ và cải tạo hệ thống đất trồng để cho vườn hồng của mình rực rỡ hơn đấy.

Độ pH đất là gì? vai trò chung của pH đất đối với cây trồng

Độ pH của đất chính là con số có giá trị từ 1 đến 14 thể hiện tính chất bazơ hay axit của một loại đất trong một môi trường cụ thể. Phần đất có độ pH dưới 7 được xem là đất chua, tính axit cao; đất có độ pH trên 7 là đất kiềm tính bazơ cao. Còn đất được xem là siêu axit khi pH dưới 3,5 và kiềm mạnh nếu độ pH lớn hơn 9. Chỉ số pH của được xem là một biến số chính vì nó có sức ảnh hưởng tới quá trình hoạt động hoá học bên trong đất, ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng của cây trồng thông qua sự tác động tới các phản ứng hoá học.

1 Bảng nồng độ pH đất

Ảnh 1: Bảng nồng độ pH đất

Trong môi trường, chỉ số pH của đất chủ yếu giao động trong khoảng từ 5.0 đến 8.0. Trong khi đó, một số loại cây trồng lại sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ hơn khi phần đất trồng có độ pH nằm ngoài khoảng này. Nó giúp cho cây trồng hấp thụ dinh dưỡng một cách tối đa, tạo môi trường phù hợp để các phản ứng hoá học có thể diễn ra thuận theo tự nhiên, hỗ trợ việc hấp thụ dưỡng chất cho cây trồng. Vì thế mà việc đo chỉ số pH của đất trước khi trồng cây rất quan trọng, đây là việc sàng lọc môi trường sống cực kỳ tốt cho cây trồng nói chung.

Cách xác định độ pH đất

Hiện nay có hai hình thức phổ biến giúp xác định chính xác độ pH của đất trồng cây chính là đo bằng mẫu sệt hoặc đo trực tiếp tại hiện trường.

Đo độ pH đất bằng mẫu sệt

Cách này thường được sử dụng khi cần kết hợp với các nghiên cứu chuyên sâu khác, và đối với một diện tích đất trồng lớn cần phân tách. Sẽ cần lấy ra 05 mẫu đất sệt tại các điểm khác nhau trên khu đất cần đo. Dùng khoảng 0.1kg mẫu hoàn tan trong 500ml nước và chờ khoảng 30 phút để phần đất lắng xuống đáy. Lúc này bạn cần sử dụng các máy đo sẵn có để xác định độ pH thông qua mẫu nước vừa chắt được bên trên.

Đo độ pH đất trực tiếp tại hiện trường

2 Đo độ pH trực tiếp bằng máy

Ảnh 2: Đo độ pH trực tiếp bằng máy

Một chiếc máy đo pH chuyên dụng sẽ giúp cho quá trình đo trực tiếp tại hiện trường diễn ra nhanh chóng, dễ dàng hơn. Đối với một mẫu đơn, bạn cũng thực hiện cắm bút đo pH trên ít nhất 05 điểm khác nhau tại khu đất, chờ 2 – 5 giây sẽ thấy kết quả hiển thị trên màn hình. Đối với đất trồng cây trong chậu thì chỉ cần cắm 1 – 2 điểm sẽ thu được kết quả chính xác.

Chỉ số pH quan trọng khi trồng cây hoa hồng ngoại

Hoa hồng ngoại là một loại cây trồng có đặc điểm sinh trưởng riêng, đặc biệt trong điều kiện môi trường khí hậu nhiệt đới gió mùa tại Việt Nam, thì sẽ cần phải điều chỉnh đất trồng để phù hợp sinh trưởng. Độ pH chính là yếu tố quan trọng xác định được chất lượng đất trồng hoa hồng ngoại có tốt hay không.

Với đặc điểm sinh trưởng của mình, trồng hoa hồng sẽ phù hợp nhất với loại đất trung tính có độ pH trong khoảng từ 6.5 đến 7. Chỉ số này cực kỳ quan trọng, nó phản ánh đúng tình trạng dinh dưỡng của đất trồng và tác động tới khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bộ rễ hoa hồng. Nếu phần đất bạn chuẩn bị cho chậu hoa của mình đang quá kiềm hay quá axit thì cần cân nhắc để điều chỉnh, hoặc thay thế cho phù hợp.

3 Mỗi loài cây phù hợp với nồng độ pH riêng

Ảnh 3: Mỗi loài cây phù hợp với nồng độ pH riêng

Cải tạo pH đất trồng cây hoa hồng ngoại

Độ pH 6.5 đến 7 là mức độ trung tính, chỉ số này không khó để đạt được. Nếu bắt đầu phối trộn đất trồng hồng ngoại, hay trồng cây đã một thời gian thì bạn nên kiểm tra và điều chỉnh lại chỉ số này ngay. Vai trò của pH trong đất, đặc biệt đối với hoa hồng ngoại là rất quan trọng. Môi trường lý tưởng này sẽ cho cây hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất, sinh trưởng và cho hoa với gam màu chuẩn nhất, hương thơm xuất sắc nhất.

Nếu bạn cần tăng độ pH cho phần đất của mình có thể chọn thêm vôi nông nghiệp. Thêm các chất hữu cơ, sắt hữu cơ hay lưu huỳnh dạng bột sẽ là cách giảm độ pH rất hiệu quả khi phần đất của bạn quá kiềm. Hàm lượng, tỷ lệ phối trộn ra sao sẽ tùy thuộc chính xác vào chỉ số pH hiện tại. Bạn nên thử nghiệm trên một phần đất nhỏ, đo chỉ số và sau đó mở rộng quy mô ra.

4 Cần kiểm tra và cải tạo đất trồng hoa

Ảnh 4: Cần kiểm tra và cải tạo đất trồng hoa

Thay đổi độ pH cần một quá trình, bạn sẽ cần theo dõi và đo lường định kỳ để đất đạt được độ chuẩn nhất. Sau khi đã cải tạo pH cho đất trồng hoa hồng ngoại thì hằng năm vẫn cần kiểm tra lại.

Lựa chọn những loại giá thể trồng hoa hồng phù hợp

Trên thị trường hiện nay đã có sẵn rất nhiều loại giá thể phù hợp để bạn trồng hoa hồng ngoại. Ưu điểm của những loại giá thể này là được phối trộn bài bản, hàm lượng dinh dưỡng cao và sạch mầm bệnh. Tuy nhiên, với loài hoa hồng ngoại, khi chọn giá thể bạn cũng cần lưu ý chọn dựa trên một số tiêu chí:

–   Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng

–   Sạch mầm bệnh

–   Khả năng giữ ẩm tốt

–   Đất phải thoáng khí và đủ độ tơi xốp

–   Độ pH nằm trong khoảng 6.5 – 7 phù hợp cho hoa hồng

5 Lựa chọn giá thể phù hợp cho trồng cây hoa hồng

Ảnh 5: Lựa chọn giá thể phù hợp cho hoa hồng

Chia sẻ về cách xác định độ pH đất thích hợp trồng cây hoa hồng ngoại trên đây sẽ là cẩm nang làm vườn hữu ích cho bạn. Hoa hồng luôn cần được sự nâng niu và chăm sóc tỉ mỉ, vì thế hãy dành thời gian và tìm hiểu thêm kiến thức làm vườn để có được một vườn hồng cho riêng mình. Ghé Ecolafa để cập nhật thêm thông tin hữu ích, lựa chọn sản phẩm tốt cho nghề làm vườn bạn nhé!

Xem thêm bài viết: Cải thiện độ pH trong đất

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *